GIÀY OXFORD – BIỂU TƯỢNG GIÀY TÂY HÀNG ĐẦU CỦA “CÁNH MÀY RÂU”
- Người viết: The Wolf lúc
- Các Tips Về Thời Trang
Là một trong những đại diện sáng giá nhất trong thế giới giày tây nhưng mấy ai biết được giày Oxford lại sở hữu cả một bề dày lịch sử kéo dài hơn 200 năm cùng rất nhiều phiên bản.
Đối với nhiều người, giày Oxford được xem là thiết kế lịch lãm nhất trong số các mẫu giày tây nam, cả trong những dịp trang trọng lẫn giản dị. Nhưng chính xác thì giày Oxford là gì, nó đến từ đâu và chỗ đứng của nó như trong Thế kỷ 21 như thế nào?
Giày Oxford Là Gì?
Giày Oxford là một loại giày công sở thanh lịch dành cho cả nam và nữ, có hệ thống đục lỗ và dây buộc được may phía dưới của mui giày, với phần buộc dây được may khít lại với nhau. Hiện nay, có rất nhiều thiết kế khác nhau của dòng giày này tuy nhiên hầu hết đều cần đáp ứng hai yêu cầu trên. Thoạt đầu, Oxford là loại giày truyền thống của nam giới nhưng thiết kế giày da cổ điển này lại được phát triển để trở thành một phần quan trọng của thời trang dành cho phái đẹp.
Thiết kế mang tính biểu tượng này có nhiều loại kết cấu, bao gồm da bóng, da bê, da lộn và vải canvas. Giày Oxford có 3 kiểu mũi giày chính: Cap Toe, Wingtip và Plain Toe. Oxford Plain Toe là phiên bản thanh lịch bậc nhất của giày công sở cổ điển, thường được kết hợp với tuxedo và vest theo quy tắc ăn mặc trang trọng. Oxford Cap Toe có đường may ngang mũi giày và là trang phục chủ đạo trong phân khúc thời trang công sở.
Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Giày Oxford
Giày Oxford được xác định bởi các đặc điểm cụ thể, như:
Dây buộc dạng đóng: Oxford có hệ thống dây buộc kín ở các mấu bên của giày, được khâu bên dưới vamp hoặc phần trên, phía trước của giày.
Gót thấp: Trong khi giày cổ điển bắt nguồn từ dòng boot cao gót thì giày Oxford lại có đặc điểm là gót thấp, tương tự như giày lười (Loafer) nên dễ đi hơn so với boot có phần gót nhọn.
Lộ mắt cá chân: Oxford có phần mắt cá chân được cắt thấp, mang đến nhiều lựa chọn thời trang hơn bằng cách cho phép người mặc để lộ phần mắt cá chân hoặc kết hợp với những chiếc vớ sặc sỡ.
Sự Khác Biệt Giữa Giày Oxford Và Giày Derby Là Gì?
Đây là một câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu thường hay thắc mắc. Đều là giày da với thiết kế tương đồng nhưng sự khác biệt chính giữa giày Oxford và giày Derby nằm ở phần dây buộc. Phần thân giày sau của Oxford được may bên dưới phần thân giày trước tạo nên hệ thống dây buộc đóng, trong khi đó, Derby có hệ thống dây buộc mở, trong đó những phần thân giày sau được may trên cùng.
Nhiều người mô tả sự khác biệt giữa giày Derby và giày Oxford không gì khác hơn là nơi các lỗ xỏ dây được may. Nhưng trên thực tế có nhiều chi tiết để phân biệt hơn thế. Để đạt được hệ thống dây buộc mở của Derby, các phần thân giày sau thực sự được may trên phần thân giày trước. Các khoen cũng được may trên đầu. Tuy nhiên, chính vị trí của thân giày sau và thân giày trước để lại một khoảng trống nhỏ ngay cả khi giày được buộc dây. Đây là lý do tại sao dây buộc trên giày Derby được coi là dây buộc “mở”.
Ngược lại, phần thân giày sau của Oxford lại nằm bên dưới thân giày trước. Điều này tạo nên một phong cách khép kín giúp hệ thống dây buộc trở nên chặt hơn và không có khe hở. Hệ thống dây buộc khép kín của Oxford cũng tạo cảm giác vừa vặn hơn và giày sẽ không dễ bị giãn ra khi bàn chân phình to. Điều đáng chú ý là hệ thống dây buộc mở được xem là giản dị trong khi hệ thống dây buộc kín, với vẻ ngoài gọn gàng và hợp lý, được xem là trang trọng hơn. Điều này giải thích lý do tại sao giày Derby là sự lựa chọn thông thường hơn trong hai thiết kế.
Lịch Sử Hình Thành
Nguồn gốc chính xác của giày Oxford vẫn còn là một bí ẩn nhưng một câu chuyện được đa số thừa nhận đều cho rằng chúng đến từ xứ Scotland và Ireland, vì Oxford Cap-Toe còn được gọi là Balmoral, một sự liên quan mật thiết với lâu đài nổi tiếng trong vùng. Sau đây là lịch sử ngắn gọn về sự phát triển của giày Oxford:
Oxford Phát Triển Từ Boot
Boot cao cổ bó sát là kiểu giày da phổ biến trong trang phục nam giới trong những năm 1700 nhưng điều đó đã sớm thay đổi vào những năm 1800 khi boot nửa cổ - giày Oxonian - trở nên phổ biến đối với sinh viên Đại học Oxford. Những đôi boot nửa cổ này có các đường xẻ ở bên giúp chúng thoải mái hơn khi đi lại trong khuôn viên trường và sớm phát triển thành giày Oxford.
Phần Dây Buộc Được Ra Đời
Khi Oxonian dần phát triển, các khe hở được thay thế bằng dây buộc và những dây buộc đó đã được đặt tại phần mu bàn chân. Mắt cá và phần gót chân được hạ thấp để có thể tiếp xúc nhiều hơn và kiểu giày Oxford truyền thống của nam giới đã chính thức ra đời.
Nghệ Nhân Tạo Ra Giày Chelsea Boot Đã Từng Đánh Giá Về Giày Oxford
Thuật ngữ “giày Oxford” lần đầu tiên được sử dụng trong một bài đánh giá đã xuất bản của Joseph Sparkes Hall, người thợ đóng giày đã tạo ra giày Chelsea Boot – những đôi boot da, cao đến mắt cá chân cổ điển vẫn là một mặt hàng chính yếu trong giày dép nam giới lúc bấy giờ. Trong một bài đánh giá về những loại giày hợp thời trang, Hall đã mô tả Oxford quả thực là một đôi giày tuyệt vời dành để tản bộ.
Giày Oxford Nhanh Chóng Thịnh Hành Với Phái Đẹp
Cuối cùng, thiết kế giày da đặc trưng này đã tìm đường đến Hoa Kỳ, nơi phụ nữ cũng bắt đầu diện chúng trong những dịp hội họp. Vào thời điểm đó, phái đẹp mang giày Oxford được xem là nổi loạn vì thiết kế này đi lệch khỏi những tiêu chuẩn về phần gót dành cho phụ nữ.
Hướng Đi Của THEWOLF Dành Cho Các Sản Phẩm Giày Oxford
Một đôi giày vừa vặn, đẹp mắt và phù hợp với mục đích sử dụng chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tin cậy mà bất kỳ ai cũng đều muốn sở hữu. Chính vì lý do này những thiết kế giày Oxford của THEWOLF không rập khuôn mà luôn đáp ứng những nhu cầu cơ bản, hướng tới việc mang đến trải nghiệm thoải mái qua những đường cong tinh tế, tỉ lệ đế hiện đại và chất liệu da cao cấp. Dù xuống phố hay đi dự tiệc, sự kiện hay thậm chí là chốn công sở, phối đồ với giày Oxford của THEWOLF chính là lựa chọn lý tưởng giúp khách hàng trở nên tự tin và năng động. Hiện tại sản phẩm của THEWOLF sẽ ra mắt trong tháng 4 tới sẽ có sự góp mặt của dòng sản phẩm chủ đạo mang tên THE GENT WOLF OXFORD.