GIÀY TÂY LÀ GÌ? 8 Mẫu Giày Tây Phổ Biến Nhất Hiện Nay – THEWOLF
GIÀY TÂY LÀ GÌ? 8 Mẫu Giày Tây Phổ Biến Nhất Hiện Nay

GIÀY TÂY LÀ GÌ? 8 Mẫu Giày Tây Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Vốn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam nói chung và giới mộ điệu nói riêng, giày tây vẫn luôn chiếm trọn tình cảm và nắm giữ một vị trí quan trọng trong lòng tất cả chúng ta. Tuy nhiên, Tiếng Việt thường đơn giản hóa tên gọi của những loại giày da để tránh gây phức tạp và rắc rối trong giao tiếp, gói gọn lại hầu hết qua hai chữ “giày tây”, cũng vì thế lại khiến phần lớn chúng ta gặp khó khăn khi tìm kiếm mẫu giày ưng ý vì không biết chính xác tên sản phẩm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng THEWOLF đi sâu vào tìm hiểu và gọi tên những loại giày đặc trưng đang có mặt trong cụm từ này nhé!

 

VẬY “GIÀY TÂY” LÀ GÌ?

Nhắc đến giày tây, người ta thường sẽ nghĩ đến 4 loại thiết kế thường thấy như: Oxford, Monk Strap, Derby và Loafer, tuy nhiên “giày tây” còn bao hàm nhiều hơn thế.

 

Lịch Sử Và Quá Trình Hình Thành

Trên thực tế giày tây có nguồn gốc xuất phát từ Anh Quốc và sở hữu một lịch sử phát triển kéo dài hàng trăm năm. Tại thế kỉ thứ 19, quân đội Anh thường khá ưa chuộng những đôi boot ôm sát, cứng cáp và bền bỉ dùng cho chiến trận nhưng vẫn đủ thanh lịch khi diện tới các buổi dạ hội. Không lâu sau tướng Blucher đã chỉ định những binh sĩ của mình nên chuyển sang một loại boot thấp ngang mắt cá và có phần cột dây để thuận tiện hơn cho việc di chuyển. Tuy không phải là thiết kế giày da đầu tiên trên thế giới nhưng có thể nói đây là tiền thân của các loại giày tây hiện đại.

Kiểu giày tây đầu tiên có hình dáng gần giống với thiết kế ngày nay được ra đời bởi những sinh viên trường Oxford với mong muốn thoát khỏi sự tù túng của ủng và các loại boot có cổ cao quá mắt cá chân. Dù có xuất xứ từ xứ sở xương mù nhưng người Ý mới có công đầu trong việc giúp giày tây tạo dựng chỗ đứng cũng như được yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới. Vốn ưa chuộng sự nhẹ nhàng và lịch thiệp trong lối sống, người Ý đã cải tiến những đôi Oxford trở nên tiện dụng và sang trọng hơn, đặc biệt thích hợp với các kiểu Âu phục thanh lịch tân thời.

 

Cấu Tạo Chung Của Giày Tây

Giày tây thường được làm chủ yếu từ một số chất liệu da như: da bò, da ngựa, da cá sấu,… có cấu tạo bao gồm các phần như: dây giày, trụ chống, phần đế, mũi giày, lớp da bên trong,… Với sự thay đổi không ngừng của thời trang, giày tây ngày càng trở nên phong phú hơn với nhiều kiểu dáng cũng như chi tiết khác nhau ở từng phần, ví dụ:

  • Về giây dày thì có dây giày và một loại không kèm dây giày.
  • Mũi giày thì có mũi giày tròn, giày đế vuông, mũi dài.
  • Màu sắc: đen, nâu, vàng nâu, cánh gián,…
 

Một Số Kiểu Giày Tây Phổ Biến Hiện Nay

1. Oxford

​​​​​Giày Oxford là thiết kế cơ bản và kinh điển nhất trong thế giới giày tây. Được sáng tạo bởi chính những sinh viên trường đại học Oxford danh tiếng với mong muốn đổi mới và thoát khỏi sự tù túng đương thời. Có tiền thân là đôi Oxonians trong những năm 1800 nên giày Oxford có kiểu dáng cổ điển với lỗ xỏ dây nằm dưới mặt trước của giày với thiết kế mũi hơi tròn. Oxford sử dụng chất liệu da bít mũi, khâu ở trên hoặc ở phần thân dưới. Kiểu giày tây này thường được các quý ông sử dụng cùng vest hoặc suit trong các sự kiện trang trọng.
 
2. Derby

Giày Derby còn được gọi là giày Gibson, Blucher hay Open Front được tạo ra để chơi thể thao hoặc đi săn trong những năm 1850. Derby vẫn thường bị nhầm lẫn với Oxford vì vẻ ngoài trông khá giống nhau và điểm khác biệt về chi tiết không quá lớn. Derby là loại giày có buộc dây, lỗ xâu được gắn vào phần trên của thân trước giày, với thiết kế mở rộng hơn, người dùng dễ điều chỉnh độ rộng, chật của dây giày. Thiết kế này cũng là một biểu tượng của giày tây và sở hữu hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới, từ những anh chàng công sở lịch lãm cho đến những gã trai bất cần.

 

3. Monk Strap

Giày Monk Strap là một biến thể khác của Oxford nhưng tiện lợi hơn rất nhiều. Đây là một đôi giày tây khá lạ mắt vì sử dụng khóa thay vì dây với phần đai buộc rộng, vắt ngang qua mặt trước đôi giày. Thông thường Monk Strap sẽ sở hữu 1 hoặc 2 khóa tùy theo kiểu dáng. Sở dĩ chúng có tên là Monk vì những thầy dòng truyền giáo (được gọi là "monk" trong tiếng Anh) là người sử dụng loại giày này đầu tiên. Chính vì kiểu dáng tối giản nhưng không kém phần sang trọng nên thiết kế này ngày càng được giới mộ điệu ưa chuộng.

 

4.Loafer

Giày Loafer là thiết kế được lấy cảm hứng từ những đôi Moccasin truyền thống và có thể dễ dàng nhận biết nhờ vào kiểu dáng slip-on quen thuộc. Ban đầu, Loafer được tạo ra để Vua George VI sử dụng tại nhà. Đây là loại giày tây duy nhất không hề sử dụng bất kỳ bộ phận nào để cố định như dây buộc hay đai da cài nhưng bù lại Loafer sẽ được thêm vào những chi tiết cho phần mũ giày, có thể là những họa tiết hoặc chi tiết kim loại. Những đôi Loafer vẫn chỉ là những đôi giày thông thường cho đến những năm 1960, thiết kế này được các luật sư và thương gia Mỹ diện cùng những bộ suits chỉn chu, lịch lãm và nhanh chóng biến nó thành một biểu tượng mới của phong cách này.

 

5. Slipper

Giày Slipper xuất hiện từ thời nữ hoàng Victoria I và mang một màu sắc cổ điển quý tộc. Đặc điểm nổi bật của kiểu giày là gót giày khá nhẹ và không có dây buộc, được làm chủ yếu bằng chất liệu có bề mặt láng mịn như nhung, da lộn hay vải dạ. Thiết kế của giày Slipper đặc biệt đề cao sự tối giản nhưng để có được sự nhấn nhá và phù hợp với nhiều sự kiện tầm cỡ, rất nhiều mẫu giày Slipper được cách điệu bằng đá quý, tua rua,… Slipper được ưa chuộng bởi thiết kế tiện lợi, dễ đi và không tốn quá nhiều thời gian như các mẫu giày cổ điển buộc dây. Đây là một kiểu giày rất phù hợp trong các hoàn cảnh đòi hỏi dress code lịch sự và trang trọng.

 

6. Chelsea Boot

Giày Chelsea Boot có nguồn gốc từ Anh Quốc vào thời Victoria, nổi tiếng với thợ đống giày J. Sparkes-Hall – nghệ nhân đóng giày của nữ hoàng Victoria I. Lúc này, Chelsea Boot được gắn thêm phần thun co dãn để mang đến sự thuận tiện trong việc sử dụng và cũng không làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài của một đôi boot như những thiết kế với dây thắt. Thiết kế thanh lịch này thường cao đến mắt cá chân với phần mũi tròn và đế thấp. Trong khi đó phần thân và vamp giày được gắn với nhau bằng một đoạn thun co dãn. Từ những năm 1960, số lượng bán ra của Chelsea tăng lên chóng mặt cũng như giúp chúng tồn tại và giữ vững vị trí then chốt trong thế giới giày tây cho đến tận ngày nay.

 

7. Combat Boot

Giày Combat Boot là loại giày được thiết kế cho binh lính sử dụng trong quá trình huấn luyện hoặc tham gia chiến đấu. Tiền thân của Combat Boot hiện đại không ai khác đó chính là 2 mẫu giày Russet Marching Boot và Trench Boot được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong 2 cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ I và II. Đây là loại giày tây sở hữu phần đế cao su dày và cổ rất cao được làm từ hai mảnh da riêng biệt nối với nhau bằng lưỡi giày và dây buộc dài. Sau chiến tranh, Combat Boot bắt đầu xâm chiếm văn hoá đường phố cũng như dần dần thâm nhập vào thời trang đại chúng và vẫn rất được yêu thích cho tới thời điểm hiện tại.

 

8. Chukka Boot

Giày Chukka Boot có nguồn gốc từ trò chơi Polo, Chukka đóng vai trò  là đơn vị tính thời gian cho mỗi trận đấu Polo (thông thường mỗi chukka gần bằng 7 phút, và mỗi trận Polo sẽ kéo dài 4,6 hay 8 chukka). Đây là một kiểu boot cao tới phần mắt cá chân, có từ 2-3 lỗ xỏ dây giày mỗi bên cùng phần buộc dây rời. Cũng nhờ vào những nút thắt dây này giúp người mang có thể điều chỉnh độ vừa vặn với chân mà không làm ảnh hưởng đến hình dáng cũng như ảnh hưởng đến bộ trang phục. Chukka Boot không mấy phổ biến tại Việt Nam và thực sự chỉ phù hợp cho những bộ trang phục mang tính casual hoặc smart casual dù cho kiểu giày tây này được làm bằng chất liệu cao cấp.

← Bài trước Bài sau →